BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC (2 tiết)

 

 

Ngày soạn: 22/08/2022

Tuần: 1; Tiết: 1 – 2

 

PHẦN
MỞ ĐẦU

BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG
TRÌNH MÔN SINH HỌC
(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hàng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của mộtsố ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, … .). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

Phản tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

2. Năng lực

Năng lực sinh học:

Nhận thức sinh học:

+ Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

+ Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

+ Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

+ Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

+ Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

+ Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, phép y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,…).

+ Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

+ Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

+ Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

+ Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.

Năng lực chung:

Tự chủ và tự học:

+ Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.

+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.

Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học.

3. Phẩm chất

Yêu nước: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.

Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang làm các ngành nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói chung.

Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học theo nhóm nhỏ và theo nhóm đôi.

Dạy học trực quan.

Dạy học dự án.

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp.

Kĩ thuật: khăn trải bàn, KWL; Trò chơi: “Sự kì diệu của sinh học”.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay (ô nhiễm thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sự tuyệt chủng của sinh vật,…)

Một số tranh, ảnh, phim tư liệu về sự phát triển bền vững và đạo đức sinh học.

Bảng hỏi KWL.

Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm làm dự án.

Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

Giấy A4.

Bảng trắng, bút lông.

Thiết bị (máy tính, điện thoại,…) có kết nối mạng internet.

Bài thuyết trình.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
“Sự sống quanh ta”

– GV chuẩn bị các hình ảnh về các vật dụng có ở môi trường xung quanh hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người để HS bước đầu xác định được những thành tựu có ứng dụng sinh học.

– HS giải thích lựa chọn của mình. GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng công nghệ sinh học, sau đó, dựa vào hiểu biết cá nhân, kể thêm một số thành tựu khác.

 


Trồng hoa hồng thủy sinh
Vắc-xin

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân để kể thêm một số ứng dụng của công nghệ sinh học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS xung phong chia sẻ thêm thông tin với lớp.

– Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

*
Một số ứng dụng của công nghệ sinh học:

+
Tạo ra những loài thực vật biến đổi gene như dưa hấu không hạt, xoài hạt lép,…

+
Tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng, sâu bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường

+
Cấy ghép các mô, cơ quan trên cơ thể người,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Sinh học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài sinh vật biến đổi qene (Genetically Modified 0rqganism — GMO), nhờ đó, mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản lâu hơn, giá thành rẻ hơn,… Đặc biệt, thành tựu này còn góp phân giải quyết vấn đề nạn đói trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành Sinh học còn có những vái trò gì đối với đời sống con người? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn sinh học

Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học.

a. Mục tiêu:

– Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

– Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

– Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.

– Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vốn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vốn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 phần I (SGK tr.5-6).

– GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
– HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao
nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành các nhóm học tập, yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình 1.2 (SGK tr.5-6), thực hiện các yêu cầu của GV.– GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:

1. Đặt các câu hỏi liên quan đến hiện tượng
trong Hình 1.2. (HS có thể nêu những câu hỏi khác)

Ví dụ:

– Bướm hút một hoa bằng cách nào?

– Bướm và thực vật có mối quan hệ với nhau như thế nào?

– Bộ phận nào giúp bướm di chuyển?

– Nhờ đâu mà bướm có thể tiêu hoá được mật hoa?

– Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa và bướm?

– Tại sao thực vật có hoa tiến hoá nhất?

2. Sắp xếp các câu hỏi đã đặt ra vào những nội dung sau:

a) Hình thái và cấu tạo cơ thể

b) Hoạt động chức
năng của cơ thể

c) Mối quan hệ giữa các cá thể với nhau

đ) Mối quan hệ giữa cá thể với môi trường

e) Quá trình tiến hoá của sinh vật

3. Hãy kể tên một số lĩnh vực của ngành Sinh học. Nhiệm vụ chính của mỗi lĩnh vực đó là gì?

4. Để trả lời các câu hỏi đã đạt ra theo yêu cầu ở câu 1, ta cần tìm hiểu lĩnh vực nào của ngành sinh
học.

GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thảo luận, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0. Mỗi thành viên sẽ ghi ý kiến của mình vào một góc, sau đó cả nhóm thống nhất, tổng hợp các ý kiến và ghi vào phần trung tâm tờ giấy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS các nhóm trao đổi với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng

– GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn Sinh học

1. Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học.

– Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác
của thế giới sống, hay nói cách khác đây là
ngành tập trung nghiên cứu về các cá thể sống
cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường.

– Ngành sinh học bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu như:

+ Di truyền học

+ Sinh học tế bào

+ Vi sinh vật học

+ Giải phẫu học

+ Động vật học

+ Sinh thái học và môi trường

+ Công nghệ sinh học

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu học tập môn Sinh học

a. Mục tiêu:

– Trình bày được mục tiêu môn sinh học.

– Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.

b. Nội dung:

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
– HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao
nhiệm vụ học tập
– GV sắp
xếp 2 HS ngồi cạnh nhau thành một nhóm, yêu cầu
các nhóm đọc thông tin mục 2 phần I (SGK tr.6 – 7) và
hoàn thành phiếu học tập về lợi ích của
việc học Sinh học. (Phiếu
học tập ở phần Hồ sơ học tập)
– Sau khi các nhóm đôi hoàn thành Phiếu học tập, GV
đặt câu hỏi tổng kết: Học tập môn Sinh học mang lại cho chúng ta
những lợi ích gì?

– GV cho các nhóm
liệt kê lần lượt những lợi ích của
việc học tập môn sinh học.

– GV đặt câu
hỏi vận dụng, yêu cầu HS liên hệ bản
thân: Em sẽ thể hiện
tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước
bằng những hành động cụ thể nào?

+ Đối với môi
trường thiên nhiên

+ Đối với xã hội

– GV hướng
dẫn HS rút ra kết luận ở về đối
tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu
học tập môn Sinh học (SGK tr.7)

Bước 2: HS thực hiện
nhiệm vụ học tập

– HS nghiên cứu
thông tin trong SGK, thảo luận và lần lượt
thực hiện các nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận

– GV mời
đại diện nhóm trình bày phần thảo luận
của nhóm mình.

– GV mời các HS
còn lại nhận xét, trình bày ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết
quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá,
nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung mới.

2. Mục tiêu học tập môn Sinh
học

– Giúp chúng ta
hiểu rõ được sự hình thành và phát triển
của thế giới sống, các quy luật của
tự nhiên để từ đó giữ gìn và bảo
vệ sức khoẻ;

– Biết yêu và
tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất
nước;

– Có thái độ
tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên;

– Ứng xử
với thiên nhiên phù hợp với sự phát triển
bền vững.

– Giúp hình thành và
phát triển năng lực sinh học, gồm các thành
phần năng lực như: nhận thức sinh
học; tìm hiểu thế giới sống; vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào
thực tiễn.

– Giúp rèn luyện thế
giới quan khoa học, tinh thần trách nhiệm, trung
thực và nhiều năng lực cần thiết.

II. Vai trò của sinh học

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh học

a. Mục tiêu:

– Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế
– xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

– Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.

– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục II (SGK tr.7)

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp và kĩ thuật KWL để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm đôi các nội dung vừa nghiên cứu.

c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
– HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao
nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS
đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục II
(SGK tr.7), thảo luận và điền thông tin vào
phiếu bài tập. (Phiếu
học tập ở phần Hồ sơ học tập)
– Sau khi các nhóm hoàn
thành Phiếu học tập, GV cho các nhóm thảo luận
các câu hỏi:

+ Hãy nêu một vài thành tựu
cụ thể chứng minh vai trò của ngành Sinh học
đối với sự phát
triển kinh tế – xã hội.

+ Những hiểu biết về
não bộ con người mang lại lợi ích gì cho chúng
ta?

+ Ngành sinh học đã có những đóng góp
gì trong bảo vệ và phát triển bền vững môi
trường sống?

– GV hướng dẫn HS
rút ra kiến thức trọng tâm (SGK tr. 7)

Bước 2: HS thực hiện
nhiệm vụ học tập

– HS đọc
thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK,
thảo luận và hoàn thành
các nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận

Các nhóm xung phong trả
lời lần lượt từng câu hỏi của GV.

– GV mời các nhóm
khác nhận xét, hoàn thiện câu trả
lời
của nhóm trước đó.

Bước 4: Đánh giá kết
quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá,
nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.

II. Vai trò của Sinh học

– Đối với
con người:

+ Góp phần vào
sự phát triển kinh tế – xã hội, làm thay
đổi mạnh mẽ nền công nghiệp, nông
nghiệp, y học,…

+ Tăng chất
lượng, hiệu quả, an toàn và thân thiện với
môi trường.

+ Góp phần thay
đổi cuộc sống hằng ngày, giúp con
người giảm bệnh tật, đảm bảo nhu
cầu dinh dưỡng, nâng cao điều kiện
chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh,
gia tăng tuổi thọ.

– Đối với
môi trường:
giúp đánh giá các vấn đề xã
hội như sự nóng lên toàn cầu, mức độ
ô nhiễm môi trường, sự thủng tầng ozone,
suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên,… từ đó
đưa ra các biện pháp hợp lí hướng
đến sự phát triển bền vững.

III. Sinh học trong tương lai

Hoạt động 4: Tìm hiểu triển vọng của ngành Sinh học trong tương lai

a. Mục tiêu:

– Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

– Xác định được hướng phát triển phù hợp trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn lọc cóc môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.

– Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học.

– Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

b. Nội dung:

– GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục III (SGK tr.8) thực hiện các nhiệm vụ.

– GV tổ chức trò chơi “Sự kì diệu của sinh học” kết hợp sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
– HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao
nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS
đọc thông tin mục III (SGK tr.8), thảo luận và
thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– GV tổ
chức cho HS trò chơi
“Sự kì diệu của sinh học”

– GV
chuẩn bị một số tranh, ảnh về các
vấn đề xã hội hiện nay như: ô nhiễm
thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm môi
trường, sự tuyệt chủng của sinh
vật,… và đưa ra yêu cầu HS:

+ Em hãy cho biết ngành Sinh học
đã giải quyết các vấn đề sau như
thế nào?

+ Sự kết hợp giữa sinh
học và tin học mang lại những triển vọng
gì trong tương lai?

 

– GV hướng
dẫn HS đọc phần kết luận (SGK tr.8) và rút
ra kết luận về triển vọng của ngành Sinh
học trong tương lai.

Bước 2: HS thực hiện
nhiệm vụ học tập

– HS đọc
thông tin SGK, kết hợp quan sát hình ảnh GV cung cấp,
thảo
luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận

Các nhóm thi đua trả
lời các câu hỏi của GV

– Nhóm nào có câu
trả lời nhanh và đúng nhất sẽ
được cộng điểm trong các bài kiểm tra
miệng.

Bước 4: Đánh giá kết
quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận
xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung
tiếp theo.

III. Sinh học trong tương lai

– Ứng dụng công
nghệ sinh học góp phần tạo ra các sản
phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

– Việc tạo ra
nhiều loài sinh vật biến đổi gene mang
những đặc tính tốt, có khả năng chịu
được môi trường khắc nghiệt vẫn
đang được đẩy mạnh.

– Các loại thuốc
mới và thực phẩm chức năng được
sản xuất để ứng dụng trong việc
điều trị bệnh ở người.

– Ứng dụng trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường:

+ Con người đã
chủ động dùng vi sinh vật để xử lí
nước thải, xử lí dầu tràn trên biển, phân
huỷ rác thải để tạo phân bón,…

+ Việc tạo ra xăng
sinh học cũng là một trong những phát minh giúp
bảo vệ môi trường.

IV.Các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học

Hoạt động 5: Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học

a. Mục tiêu:

– Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,…).

– Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

– Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.

– Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan
đến sinh học và ứng dụng sinh học.

– Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang làm các ngành nghề liên
quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói chung.

– Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

b.Nội dung:

– GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục IV (SGK tr.8 – 9) và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhóm ngành sinh học cơ bản.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhóm ngành ứng dụng sinh học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
– HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao
nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS
đọc thông tin và quan sát sơ đồ hình 1.5 mục
IV (SGK tr.8 – 9), thảo luận và thực hiện các
nhiệm vụ học tập.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhóm ngành sinh
học cơ bản.

+ Nhóm 2: Tìm
hiểu về nhóm ngành ứng dụng sinh học.

– GV đưa
ra một số hình ảnh và yêu cầu các nhóm sắp
xếp vào đúng nhóm ngành phù hợp.

 

 

 

– GV đặt câu hỏi
tổng kết:

+ Em hãy kể tên các nhóm ngành liên quan
đến sinh học.

+ Các nhóm ngành
đó bao gồm những ngành nghề nào? Nêu vai trò của
các ngành đó.

GV hướng dẫn HS rút ra kết
luận trong phần tóm tắt kiến thức (SGK tr. 9)

Bước 2: HS thực hiện
nhiệm vụ học tập

– Các nhóm
đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát hình ảnh GV
cung cấp,
thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ
học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận

Các nhóm thi đua lựa
chọn đúng các ngành nghề thuộc các nhóm ngành.

– Nhóm chọn sai
sẽ suy nghĩ để trả lời câu hỏi
tiếp theo của GV.

– Nhóm còn lại
bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết
quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá,
nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung tiếp theo.

III. Các ngành nghề liên quan
đến sinh học và ứng dụng sinh học

1. Nhóm ngành sinh học cơ bản

– Y học: phát triển các kĩ thuật cấy
ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh
sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ con
người,…

– Dược học: sản xuất nhiều
loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng
và chữa trị nhiều bệnh ở người.

– Pháp y: xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay
để xác định mối quan

hệ huyết thống,
xác định tình trạng sức khoẻ hoặc tình
trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao
thông, tai nạn lao động,…

2. Nhóm ngành ứng dụng sinh học

– Công nghệ thực phẩm: tạo ra các sản
phẩm mới phục vụ cho nhiều linh vực
như thực phẩm, y học, chăn nuôi,… góp
phần nâng cao sức khoẻ con người.

– Khoa học môi trường: đưa ra
biện pháp xử lí kịp thời, đồng thời

chế tạo và sản
xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết
bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường,…

– Nông nghiệp: áp dụng các kĩ
thuật hiện đại góp phần tăng năng
suất, chất lượng các sản phẩm (gạo,
trái cây, thuỷ sản,…) và giảm chỉ phí sản xuất,
đảm bảo nguồn cung cấp lương
thực trong nước và xuất khẩu.

– Lâm nghiệp: phối hợp chặt
chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác
rừng một cách hợp lí; ban hành nhiều chính sách
nhằm hỗ trợ cho việc quản lí và bảo
vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng
được khôi phục đáng kể.

– Thủy sản: giữ vị trí quan
trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp
và kinh tế biển; bảo đảm quốc phòng, an
ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc.

V. Sinh học với phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

Hoạt động 6: Tìm hiểu sinh học với phát triểnbền vững

a. Mục tiêu:

– Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

– Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần V (SGK tr.10), sau đó thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– GV sử dụng kĩ thuật động não (yêu cầu mỗi học sinh đề ra các biện pháp ứng dụng sinh học nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường sống trong ba phút) kết hợp phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
– HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao
nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS
đọc thông tin mục 1 phần V (SGK tr.10), sau đó
thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– GV sử dụng kĩ
thuật động não: Mỗi
học sinh đề ra các biện pháp ứng dụng sinh
học nhằm bảo vệ và khôi phục môi
trường sống trong ba phút.

– GV đặt câu hỏi
cho HS: Sự phát triển
của ngành Sinh học có ý nghĩa như thế nào
đối với phát triển

bền vững?

Bước 2: HS thực hiện
nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin SGK, kết hợp với những
hiểu biết cá nhân, thảo luận và thực
hiện các yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận

Lần lượt các HS
sẽ đưa ra câu trả lời theo yêu cầu
của GV.

– Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết
quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá,
nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung tiếp theo.

V. Sinh học với phát
triển bền vững và những vấn đề xã
hội.

1. Sinh học đối với phát triển
bền vững

– Góp phần bảo vệ
sự đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình sinh
thái để bảo vệ và khôi phục môi
trường sống;

– Các công trình nghiên cứu
về di truyền, sinh học tế bào được áp
dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý
hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị
tuyệt chủng.

– Quản lí và khai thác
hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

– Tạo các giống cây
trồng, vật nuôi có năng suất và chất
lượng cao.

– Sản xuất các chế
phẩm sinh học;…

Hoạt động 7: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh học và đạo đức sinh học.

a. Mục tiêu:

Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội; đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

– Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2a, phần V (SGK tr.10) và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức hoạt động:

 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
– HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao
nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS
đọc thông tin mục 2 phần V (SGK tr.10), sau đó
trả lời các câu hỏi của GV:
+ Một thí nghiệm như thế nào
được cho là vi phạm đạo đức sinh
học? Em có đồng ý với việc dùng con
người để làm thí nghiệm không? Vì sao?

+ Khi nghiên cứu sinh học cần lưu ý
những vấn đề gì để không trái với
đạo đức sinh học?

+ Em nghĩ, điều gì sẽ xảy ra
nếu nhân bản vô tính được áp dụng thành
công đối với con người?

Bước 2: HS thực hiện
nhiệm vụ học tập

HS đọc thông
tin SGK,
thảo
luận và trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận

GV mời đại
diện 2-3 HS phát biểu.

– Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết
quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá,
nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung tiếp theo.

V. Sinh học với phát
triển bền vững và những vấn đề xã
hội.

2. Mối quan hệ giữa sinh học
với những vấn đề xã hội.

a. Tìm hiểu mối quan
hệ giữa sinh học và đạo đức sinh
học.

– Đạo đức
sinh học ra đời với nhiệm vụ đưa
ra những quy tắc, các giá trị đạo đức
trong khoa học nghiên cứu sự sống cũng như
ứng

dụng khoa học vào
thực tiễn.

– Việc nghiên cứu và
thử nghiệm những phương pháp mới trên
người, động vật, thực vật, vi sinh
vật cần làm rõ nguồn gốc và tuân thủ
những quy định chặt chẽ về đạo
đức nghiên cứu của quốc gia và quốc
tế nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho
đối tượng tham gia nghiên cứu.

Hoạt động 8: Tìm hiểu sinh học và sự phát triển kinh tế, công nghệ.

a. Mục tiêu:

– Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội; đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

– Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật
về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS làm việc theo bàn, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục 2b phần V (SGK tr.10-11), sau đó trả lời các câu hỏi của GV.

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề và kĩ thuật động não, yêu cầu HS kể tên các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học mà HS sử dụng hằng ngày.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
– HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao
nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS làm
việc theo bàn, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh
mục 2b phần V (SGK tr.10-11), sau đó trả lời các
câu hỏi của GV.
– GV đặt câu
hỏi cho các nhóm thảo luận:

+ Em hãy kể tên một số
sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học
được sử dụng trong đời sống hàng
ngày.

+ Tại sao đa dạng sinh
học gắn liền với sự phát triển kinh
tế-xã hội?

– GV yêu cầu HS
đọc phần Đọc thêm (SGK tr.11) để
mở rộng kiến thức về việc sử
dụng robot trong y học.

Bước 2: HS thực hiện
nhiệm vụ học tập

– Các nhóm
đọc thông tin SGK,
thảo luận và trả lời các câu
hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận

Đại diện các nhóm
xung phong trả lời các câu hỏi.

– HS các nhóm khác
lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết
quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá,
nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.

V. Sinh học với phát
triển bền vững và những vấn đề xã
hội.

2. Mối quan hệ giữa sinh học
với những vấn đề xã hội.

b. Sinh học và sự phát triển kinh
tế, công nghệ.

– Ứng dụng công
nghệ sinh học trong các lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp, y học,… tạo ra nhiều sản
phẩm như các giống cây trồng, vật nuôi có
chất lượng tốt, chi phí thấp, góp phần
bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn
sức khoẻ người tiêu dùng, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế – xã hội.

– Việc nghiên cứu
tập tính, hoạt động của động
vật, giúp chế tạo hoặc cải tiến các
thiết bị, máy móc phục vụ cho đời
sống con người.

Ví dụ: chế tạo
các robot có cử động và cảm xúc như con
người nhằm thay thế con người trong lao
động nặng, hướng tới thời
đại kĩ thuật cao.

– Việc bảo tồn
đa dạng sinh học cũng gắn liền với
sự phát triển kinh tế, mục tiêu bảo tồn
và quản lí tài nguyên thiên nhiên được lồng ghép
vào các dự án phát triển kinh tế như xây dựng
các khu du lịch sinh thái. Ngược lại, sự phát
triển kinh tế và công nghệ là nền tảng cho
sự phát triển của ngành Sinh học.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về vai trò của sinh học và triển vọng phát triển của ngành Công nghệ sinh học.

b. Nội dung:

– GV cho HS làm phần Bài tập (SGK tr.11) theo nhóm.

– Các nhóm hoàn thành bài tập trắc nghiệm.

c. Sản phẩm học tập: Bài làm và phần trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Bài
tập (SGK tr.11)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS làm việc theo nhóm, giải quyết các bài tập sau:

1. Trong tương lai, với sự phát triển của ngành Sinh học, con người có triển vọng chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS,.. hay không?
Tại sao? :

2. Tại sao nói “Thế kỉ XXI là thế kỉ của ngành Công nghệ sinh học”?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Các nhóm lần lượt nêu lên quan điểm của nhóm mình.

– GV khuyến khích HS bổ sung ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất.

* Gợi ý:

1. Trong tương lai, con người sẽ có khả năng chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS,… bằng những phương pháp mới như liệu pháp gene nhằm chữa trị các bệnh liên quan đến soi hỏng vật chất di truyền, trị liệu bằng tế bào gốc, ứng dụng công nghệ enzyme,…

2. “Thế kỉ XXI là thế kỉ của ngành Công nghệ sinh học” vì công nghệ sinh học có nhiều ứng dụng trong đời sống con người như:

– Nhiều lĩnh vực công nghệ sinh học cho ra đời nhiều ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của con người như các giống cây trồng, vật nuôi.

– Giải mã hệ gene của các loài sinh vật, đặc biệt là đã giải mã được hệ gene của con người.

– Ứng dụng công nghệ gene để tạo nên các sinh vật biến đổi gene sản xuất các sản phẩm theo mong muốn của con người; triển vọng trong tương lai có thể chữa nhiều bệnh di truyền.

– Sử dụng công nghệ sinh học trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, phục hồi đa dạng sinh học,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Bài tập trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu các nhóm suy nghĩ và hoàn thành bài tập trắc nghiệm:  Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Pháttriển bền vững là:

A. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

B. sự phát triển chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không

làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu câu của thế hệ hiện tại.

C. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

D. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Câu 2. Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra ở đâu và vào năm nào?

A. Mỹ, 1982. B. Brazil, 1998.

C. Anh, 2000. D. Brazil, 1992.

Câu 3. Đạo đức sinh học là

A. các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong nghiên cứu sinh học.

B. các chuẩn mực cần được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sinh học.

C. các nguyêntắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người.

D. các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng
trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến
đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật.

Câu 4. Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao nhiêu nội dung sau đây?

(1) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, các loài sinh vật biến đổi gene.

(2) Xây dựng các mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn để về môi trường.

(3) Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

(4) Dựa vào đặc điểm di truyền của tính trạng, dự đoán được khả năng mắc bệnh ở đời con. Qua đó, tư vấn và sàng lọc trước sinh nhằm hạn chế dị tật ở thai nhi.

(5) Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi của khí hậu, thời tiết.

A.2. B. 3. C.4. D. 5.

Câu 5. Thế kỉ XXI được gọi là thế kỉ của ngành

A. Di truyền học. B. Sinh học phân tử.

C. Tế bào học. D. Công nghệ sinh học.

Câu 6. Những nghề nào sau đây thuộc ngành Y học?

A. Bác sĩ, y sĩ, y tá, công nhân.

B. Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lí.

C. Lập trình viên, nhân viên xét nghiệm.

D. Bảo vệ, kĩ thuật viên, y tá.

Câu 7. Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường?

A. Thuỷ sản. B. Y học.

C. Lâm nghiệp. D. Công nghệ thực phẩm.

– GV yêu cầu các HS không sử dụng tài liệu, cho các nhóm thi đua tìm câu trả lời đúng nhanh nhất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để tìm đáp án đúng cho các câu hỏi.

– GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Các nhóm giơ tay xin trả lời.

– Các nhóm khác được quyền tiếp tục trả lời nếu nhóm đầu tiên chọn sai đáp án.

*Gợi ý đáp án:

1. C

2. D

3. C

4. C

5. D

6. B

7. D

 

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, tuyên dương nhóm chiến thắng và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày thông tin.

b. Nội dung:

HS lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau để thực hiện ngoài giờ học:

Nhiệm vụ 1: Trong các nghề liên quan
đến công nghệ sinh học, hãy chọn một
nghề mà em yêu thích, tìm hiểu và trình bày về: mục
tiêu, yêu cầu, cơ hội việc làm, thành tựu,
triển vọng trong tương lai của nghề đó.

Nhiệm vụ 2: Hãy đề xuất ý tưởng
về một ứng dụng của sinh học trong
tương lai mà em nghĩ sẽ mang lại hiệu
quả cao. (Tên ý tưởng; Lĩnh vực ứng
dụng; Đối tượng nghiên cứu; Phương
pháp, quy trình thực hiện; Hiệu quả mang lại.)

c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

– GV giao nhiệm vụ (bài tập về nhà cho HS): Em hãy chọn một trong hai nhiệm vụ sau đây, tìm hiểu và viết báo cáo về chủ đề đó.

Nhiệm vụ 1: Trong các nghề liên quan
đến công nghệ sinh học, hãy chọn một
nghề mà em yêu thích, tìm hiểu và trình bày về: mục
tiêu, yêu cầu, cơ hội việc làm, thành tựu, triển
vọng trong tương lai của nghề đó.

Nhiệm vụ 2: Hãy đề xuất ý tưởng
về một ứng dụng của sinh học trong
tương lai mà em nghĩ sẽ mang lại hiệu
quả cao. (Tên ý tưởng; Lĩnh vực ứng
dụng; Đối tượng nghiên cứu; Phương
pháp, quy trình thực hiện; Hiệu quả mang lại.)

– GV lưu ý HS trình bày bài báo
cáo ngắn ngọn, cụ thể, logic.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nhận nhiệm vụ (ghi chép nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ ở nhà).

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trình bày bài báo cáo vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

*
Hướng dẫn về nhà:

– Ôn lại kiến thức đã học.

– Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

– Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinhhọc.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

 

Trường:…………

Lớp:……………..

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm: ……

Thảo
luận và hoàn thành bảng về mục tiêu học
tập môn Sinh học.

K

(Những điều em biết
về vai trò của sinh học)

W

(Những điều em muốn
biết thêm về vai trò của sinh học)

L

(Những điều em mới
học được về vai trò của sinh học)

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

 

Trường:…………

Lớp:……………..

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm: ……

Thảo
luận và hoàn thành bảng về vai trò của sinh
học.

K

(Những điều em biết
về vai trò của sinh học)

W

(Những điều em muốn
biết thêm về vai trò của sinh học)

L

(Những điều em mới
học được về vai trò của sinh học)

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

……………………….

 

 

 

Kí duyệt

Ngày ………tháng .. …… năm 2022
TTCM

 

 

Hồ Thị Lệ Thủy