BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC (1 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
  • Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
  • Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học:

+ Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O,N, S, P).

+ Nếu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).

+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng tính chất của nước giải thích được cơ sở của việc kết hợp tưới nước khi bón phân.
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của nước và các nguyên tố khoáng.
  1. Phẩm chất

Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi các nội dung về nước và các nguyên tố khoáng để hoàn thành nội dung thảo luận nhóm.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  • Dạy học trực quan.
  • Dạy học trải nghiệm.
  • Dạy học theo nhóm nhỏ và nhóm cặp đôi.
  • Kĩ thuật công não, động não.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
  • Các tình huống thực tế (kèm hình ảnh hoặc video) về các bệnh liên quan đến thiếu khoảng ở thực vật hay người.
  • Các câu hỏi liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
  • Biên bản thảo luận nhóm.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
  4. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh liên quan đến một số vấn đề trên cơ thể người và cây trồng, sau đó yêu cầu HS dự đoán nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng đó.
  5. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS dự đoán nguyên nhân của các hiện tượng này.

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và cho biết nguyên nhân của các hiện tượng trong ảnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp (HS không nhất thiết trả lời đúng):

+ Hiện tượng khô da do thiếu nước

+ Hiện tượng cây khô cháy do nắng gắt và hạn hán.

+ Các bệnh trên cây, lá cây do thiếu các chất sinh dưỡng.

– Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Cơ thể các sinh vật sống đều cần cung cấp một lượng nhất định nước và các chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động của các mô, tế bào, cơ quan, hệ cơ quan,… nếu thiếu chất dinh dưỡng, các bộ phận sẽ hoạt động kém hiệu quả, đồng thời, cơ thể sẽ có các phản ứng khác nhau, biểu hiện ra bên ngoài. Để biết được vai trò của các nguyên tố hóa học và nước đối với cơ thể sống, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài hôm nay – Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Các nguyên tố hóa học

Hoạt động 1: Các nguyên tố hóa học có trong tế bào

  1. Mục tiêu: Liệt kê được một số nguyên tố hóa học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P)
  2. Nội dung:

– GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I và quan sát Hình 5.1 (SGK tr.21) để tìm hiểu về các nguyên tố hóa học có trong tế bào.

– GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I và quan sát Hình 5.1 (SGK tr.21) để tìm hiểu về các nguyên tố hóa học có trong tế bào.

– GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm thấy trong cơ thể sinh vật.

+ Kể tên các nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể người.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm đọc thông tin, kết hợp quan sát biểu đồ SGK, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2-3 HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

– Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Các nguyên tố hóa học

1. Các nguyên tố hóa học có trong tế bào

– Hiện nay, có khoảng 25 nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống.

– Mỗi nguyên tố chiếm tỉ lệ khác nhau, trong đó các nguyên tố C, H, O,N chiếm khoảng 96,3 % khối lượng chất khô của tế bào.

– Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể mà các nguyên tố hoá học được chia thành hai loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tổ vi lượng.

  1. Vai trò của nguyên tố carbon

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nguyên tố carbon

  1. Mục tiêu:

– Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).

– Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của nước và các nguyên tố khoáng.

  1. Nội dung:

– GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2 phần I (SGK tr.21-22) để tìm hiểu vai trò của nguyên tố carbon.

– GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2 phần I (SGK tr.21-22) để tìm hiểu vai trò của nguyên tố carbon.

– GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: Quan sát hình 5.2 và cho biết cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào.

– GV cho HS xem một video ngắn, cung cấp thêm kiến thức về nguyên tố carbon:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh SGK suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

– Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. Các nguyên tố hóa học

2. Vai trò của nguyên tố carbon

– Nguyên tử carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng => có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S).

– Nhờ đặc điểm này, carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.

 

  1. Các nguyên tố hóa học

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố hóa học

  1. Mục tiêu:

– Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.

– Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của nước và các nguyên tố khoáng.

– Tích cực tìm tòi các nội dung về nước và các nguyên tố khoáng để hoàn thành nội dung thảo luận nhóm.

  1. Nội dung:

– GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 3 phần I (SGK tr.22).

– GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu vai trò của các nguyên tố hóa học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 3 phần I (SGK tr.22).

– GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu vai trò của các nguyên tố hóa học.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nguyên tố đa lượng

 + Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của nguyên tố vi lượng.

– GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm:

+ Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật. (nhóm 1)

+ Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu?(nhóm 2)

+ Tại sao các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa các bữa ăn và trong một bữa nên ăn nhiều món”? (2 nhóm cùng thảo luận)

– GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK tr.22) để HS hệ thống kiến thức.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

– Nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. Các nguyên tố hóa học

3. Vai trò của các nguyên tố hóa học

– Các nguyên tố đa lượng:

+ Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid;

+ Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật.

+ Một số nguyên tố đa lượng là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào (ví dụ: Mg cấu tạo nên diệp lục,…).

– Các nguyên tố đại lượng:

+ Là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể (hormone, vitamin, hemoglobin,…)

+ Ví dụ: Fe là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có chức năng vận chuyển

Oxygen, nếu thiếu Fe sẽ dẫn đến thiếu máu; I-ốt là thành phần cấu tạo của hormone thyroxine có chức năng kích thích chuyển hoá ở tế bào, kích thích sự phát triển bình thường của hệ thần kinh, thiếu I-ốt sẽ qây ra bệnh bướu cổ.

 

  1. Nước và vai trò sinh học của nước
  2. Cấu tạo và tính chất của nước

Hoạt động 4: Tìm hiểu về cấu tạo và tính chất của nước.

  1. Mục tiêu:

– Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.

– Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của nước và các nguyên tố khoáng.

  1. Nội dung:

– GV cho HS thảo luận theo cặp đôi, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục 1 phần II (SGK tr.22 – 23).

– GV sử dụng phương pháp trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS thảo luận theo đôi, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục, quan sát hình 5.3 trang 23 phần II (SGK tr.22 – 23) để tìm hiểu về cấu tạo và tính chất của nước.

– GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm đôi:

+ Quan sát hình 5.3a và cho biết các nguyên tử cấu tạo nên phân tử nước mang điện tích gì? Tại sao? Tính phân cực của phân tử nước là do đâu?

+ Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi, trả lời câu hỏi của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

– Những HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. Nước và vai trò sinh học của nước

1. Cấu tạo và tính chất của nước

– Một phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị (là liên kết được hình thành do dùng chung cặp electron).

– Đầu oxygen của phân tử nước sẽ mang điện tích âm, còn đầu hydrogen sẽ mang điện tích dương => Tính phân cực của phân tử nước.

– Trong tế bào, nước tồn tại ở hai dạng: nước tự do và nước liên kết.

– Nhờ sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và khả năng liên kết của nước vào thành tế bào đã tạo nên cột nước liên tục giúp quá trình vận chuyển nước trong thân cây; tạo ra sức căng bề mặt => một số loài sinh vật nhỏ (ví dụ như nhện nước) có thể đứng và di chuyển trên mặt nước.

– Nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ vào không khí khi quá lạnh

=> điều hoà nhiệt độ môi trường và cơ thể sinh vật.

  1. Vai trò sinh học của nước trong tế bào

Hoạt động 5: Vai trò sinh học của nước trong tế bào

  1. Mục tiêu:

– Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.

– Vận dụng tính chất của nước giải thích được cơ sở của việc kết hợp tưới nước khi bón phân.

– Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của nước và các nguyên tố khoáng.

– Tích cực tìm tòi các nội dung về nước và các nguyên tố khoáng để hoàn thành nội dung thảo luận nhóm.

  1. Nội dung:

– GV yêu cầu các nhóm đôi tiếp tục đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục 2 phần II (SGK tr.23).

– GV sử dụng kĩ thuật tia chớp hoặc động não để trả lời câu hỏi “Nếu chúng ta bị thiếu nước sẽ xảy ra hậu quả gì”

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu các nhóm đôi tiếp tục đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục 2 phần II (SGK tr.23) để tìm hiểu về vai trò sinh học của nước.

– GV sử dụng kĩ thuật “tia chớp”, khuyến khích HS trả lời câu hỏi một cách nhanh nhất: “Nếu chúng ta bị thiếu nước sẽ xảy ra hậu quả gì?

GV đặt thêm các câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết?

+ Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể? Cho ví dụ.

+ Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?

– GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK tr.23) để HS ghi nhớ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi, trả lời câu hỏi của GV.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

– Những HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. Nước và vai trò sinh học của nước

2. Vai trò sinh học của nước trong tế bào.

Nước có nhiều vai trò quan trọng đối với tế bào:

+ Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào;

+ Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết, vừa là nguyên liệu;

+ Là môi trường cho nhiều phản ứng sinh oá xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống;

+ Nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về các nguyên tố hóa học và nước.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phần Bài tập (SGK tr.23)
  4. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS làm việc theo tổ (mỗi tổ là một nhóm), giải quyết các bài tập sau:

  1. Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối?
  2. Khi cơ thể con người bị thiếu sắt, i-ốt và calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khỏe.
  3. Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh. Hãy vận dụng các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu để giải thích và kết luận về vấn đề trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV mời đại diện các nhóm trình bày bài làm của mình.

– GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.

* Gợi ý:

  1. 1. Muối là hợp chất phân cực mạnh, rất dễ hòa tan trong nước. Các loại thuốc được sản xuất dưới dạng muối để dễ bảo quản và khi thuốc vào cơ thể người sẽ tan ngay ra thành ion.
  2. – Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có chức năng vận chuyển oxygen, nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

   – Thiếu iod dẫn đến bướu cổ

   – Thiếu Canxi dẫn đến đến còi xương.

  1. Khi để rau củ trong ngăn đá tử lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ hỏng rất nhanh vì Khi để vào ngăn đá thì nước của lá rau bị đóng băng. Liên kết hiđrô của nước đóng băng luôn bền vững, thể tích tế bào tăng. Cấu trúc tế bào bị phá vỡ, nên khi để ra ngoài môi trường thì tế bào lá rau nhanh bị hỏng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội trải nghiệm thực tế, khắc sâu kiến thức và hình thành năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
  3. Nội dung:

GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:

Trồng 2 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào hai chậu được đánh số 1 và 2.

+ Chậu 1: Chỉ bón phân mà không tưới nước.

+ Chậu 2: Vừa bón phân vừa tưới nước.

Quan sát kết quả và so sánh hai cây ở hai chậu sau 3 – 5 ngày. Giải thích.

* Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?

  1. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

– GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:

Trồng 2 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào hai chậu được đánh số 1 và 2.

+ Chậu 1: Chỉ bón phân mà không tưới nước.

+ Chậu 2: Vừa bón phân vừa tưới nước.

Quan sát kết quả và so sánh hai cây ở hai chậu sau 3 – 5 ngày. Giải thích.

* Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS báo cáo kết quả thực hành vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

* Hướng dẫn về nhà:

– Ôn lại kiến thức đã học.

– Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

– Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào.