BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC (2 TIẾT)

 

 

Bài 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

Môn học : Sinh học Lớp
10

Thời gian thực hiện: 2 tiết

 

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực:

– Năng lực nhận thức sinh học:

+ Liệt kê được một số nguyên tố hóa học chính tham gia cấu tạo tế bào.

+ Trình bày được vai trò của nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng trong tế bào.

+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo và vai trò của phân tử nước.

– Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh hoàn thành các bài tập, câu hỏi nhằm tìm hiểu về các nguyên tố hóa học và nước.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên quan đến vai trò của các nguyên tố hóa học và nước.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về vai trò của các nguyên tố hóa học, đặc tính của nước để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn có liên quan.

2. Về phẩm chất:

– Chăm chỉ: Luôn cố gắng chăm chỉ học tập, thực hiện nhiệm vụ của lớp, tích cực đọc và tìm tư liệu trên mạng internet về chủ đề tế bào nhân thực.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ của tập thể trong các hoạt động nhóm.

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Hình 5.1; 5.2; 5.3; 5.4
(SGK CTST tr 21-23)

– Các tình huống thực tế (kèm hình ảnh hoặc video) về các bệnh liên quan đến thiếu khoáng ở thực vật hay người.

2. Học sinh

– Chuẩn bị đầy đủ SGK, giấy, bút để ghi chép và phân công hoạt động nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động, xác định vấn
đề

a) Mục tiêu:

– Tạo hứng thú cho học sinh, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

– Giúp học sinh xác định được nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV nêu vấn đề: Khi bị tiêu chảy kéo dài do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi. Khi đó, chúng ta cần phải cung cấp thật nhiều nước và chất điện giải. Việc cung cấp nước và chất điện giải có vai trò gì?

c) Sản phẩm: Học sinh xác định được chất điện giải là những chất dịch khoáng như Natri, Kali, Canxi, Magie, Clo, Phosphate, bicarbonate…có thể hòa tan trong các dịch cơ thể. Các chất điện giải có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động cơ và các quá trình khác diễn ra trong cơ thể dễ dàng, hiệu quả hơn. Khi bị tiêu chảy kéo dài, nước và các nguyên tố khoáng trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt, do đó cần cung cấp thật nhiều nước và các chất điện giải đểbù lại lượng nước và chất khoáng bị thiếu hụt đó.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt
động của giáo viên

Hoạt
động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ
học tập

GV nêu vấn
đề
và sử
dụng
kỹ thuật “tia chớp” để HS trả lời
câu hỏi.

 

HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2.
Thực hiện nhiệm vụ học tập

Giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

 

Thảo luận
cặp đôi => đưa ra phương án trả lời.

Bước 3. Báo
cáo, thảo luận

Giáo viên lựa chọn ngẫu
nhiên học sinh trả lời nhanh câu hỏi.

 

Đại diện học
sinh trả lời.

Những học
sinh khác có thể tiếp tục phản biện để
đưa ra đáp án đúng nếu câu trả lời của
bạn chưa chính xác.

Bước 4.
Kết luận, nhận định

GV nhận xét về kết quả
hoạt động của học sinh

S
dụng câu trả lời của học sinh để
chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức:
Trong tế bào, cơ thể có các thành phần hóa học
như nước, các nguyên tố hóa học, các hợp chất
hữu cơ,… Vậy các các thành phần hóa học đó
có vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu
qua bài 5.

HS lắng nghe
nhận xét của giáo viên, xác định vấn
đề học tập.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1.Tìm hiểu các nguyên tố hóa học.

a) Mục tiêu: Liệt kê được một số nguyên tố đại lượng, nguyên tố vi lượng và vai trò của chúng trong tế bào.

b) Nội dung: Nghiên cứu mục I, SGK, hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm thấy trong cơ thể sinh vật? Xếp các nguyên tố có trong hình 5.1 – SGK tr 21 (sinh học 10 bộ CTST) vào 2 nhóm nguyên tố vi lượng và đa lượng?
Căn cứ để phân loại? Ý nghĩa của các nguyên tố đại lượng, vi lượng?

Câu 2. Quan sát hình 5.2 SGK tr 22 (sinh học 10 bộ CTST) cho biết cấu trúc của nguyên tử carbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng
trong tế bào.

Câu 3. Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật? Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu?

c) Sản phẩm: Dự kiến kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

Câu 1. Hiện nay, có khoảng 25 nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống như C, H,O,N,…

Các nguyên tố được trình bày trong hình 5.1 SGK tr 21 được phân loại như sau:

– Nhóm nguyên tố đa lượng: O, C, H, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg,…

– Nhóm nguyên tố vi lượng: Fe, I, Mo, Zn, Cu,…

– Căn cứ: Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, chia các nguyên tố trong cơ thể thành 2 nhóm: nguyên tố đa lượng (đại lượng) và vi lượng.

– Nguyên tố đa lượng: >= 0,01% khối lượng cơ thể: C, H, O, N, P, Ca, K, S, Na, Cl, Mg.

+ Ý nghĩa: thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào.

– Nguyên tố vi lượng: < 0,01% khối lượng cơ thể: Fe, Zn, Cu, I,…

+ Ý nghĩa: cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể (cấu tạo enzyme, xúc tác phản ứng chuyển hóa,…)

Câu 2. Nguyên tử carbon có bốn electron ở lớp ngoài cùng (có hoá trị bốn) nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron để có đủ tám electron ở lớp ngoài cùng. Do đó, nó có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác (C, H, O, N, P, S). Nhờ đặc điểm này, carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấutrúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.

Câu 3. – Mg là nguyên tố cấu tạo nên diệp lục, do đó nếu thiếu Mg, thực vật sẽ không có diệp lục hấpthụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp ->không tạo ra các chất hữu cơ phục vụ cho quá trình sống của chúng.

– Các nguyên tố vi lượng chiếm một ti lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu vì chúng là thành phần cấutạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể (hormone, vitamin, hemoglobin,…).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt
động của giáo viên

Hoạt
động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ
học tập

GV chiếu
hình 5.1; 5.2

Yêu
cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi trả lời
câu hỏi.

HS tiếp nhận nhiệm vụ
học tập.

Bước 2.
Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng
dẫn HS cách khai thác hình ảnh, thảo luận để
trả lời câu hỏi.

HS thảo luận
nhóm đôi hoàn thành yêu cầu của giáo viên

Bước 3. Báo
cáo, thảo luận

Giáo viên chọn ngẫu nhiên một
số nhóm trình bày kết quả.

 

HS hoàn thành nhiệm
vụ, báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét kết
quả của nhóm bạn.

Bước 4.
Kết luận, nhận định

GV nhận
xét câu trả lời của các nhóm. Nhận xét về mức
độ hoạt động học tập của lớp.

 

HS lắng nghe nhận xét,kết luận của GV và
hoàn thiện nội dung kiến thức.

2.2.Tìm hiểu nước và vai trò sinh học của nước

a) Mục tiêu:

– Trình bày được đặc điểm cấu tạo của phân tử nước quy định tính chất vật lí, hóa học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.

– Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua thảo luận nhóm.

b) Nội dung:

– Sử dụng phương pháp dạy học theo trạm. Học sinh thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK hoàn thành các bài tập tương ứng ở mỗi trạm.

– Học sinh sẽ đi theo sơ đồ: trạm 1 -> trạm 2 -> trạm 3.

Các trạm còn lại bố trí xung quanh lớp sao cho học sinh di chuyển thuận lợi nhất. Có thể mỗi trạm tách thành 2 trạm nhỏ (ví dụ 1a, 1b) để tránh tập trung đông nhóm học sinh tại 1 trạm.

Trạm 1

Quan sát các hình 5.3 –
5.4 trả lời các câu hỏi:

1. Có những nguyên
tử nào trong phân tử nước? Các nguyên tử đó
mang điện tích gì. Tại sao? Tính phân cực của
phân tử nước là do đâu?

2. Liên kết
hydrogen được hình thành như thế nào?

3. Tính chất của
nước?

 

Trạm 2

1. Các ví dụ sau
đây minh họa cho những vai trò nào của nước?

Ví dụ
1. Trong tế bào, nước chiếm khoảng 70% trọng
lượng.

Ví dụ
2. Nước có thể hòa tan nhiều chất như muối
(NaCl), đường (ví dụ:
Sucrose), acid
(HCl),…

Ví dụ 3. Phản ứng trong pha
sáng quang hợp:

H2O + ADP +
Pi + NADP+ ATP
+ NADPH + H+ + O2

 

Ví dụ 4. Khi nhiệt
độ cơ thể tăng, cơ thể điều
hòa thân nhiệt bằng cách tiết ra mồ hôi lên trên bề
mặt da, mục đích của việc này là sự bay
hơi của mồ hôi sẽ lấy đi nhiệt trên bề
mặt da một cách nhanh chóng.

Ví dụ 5. Trong
cây, các chất khoáng theo dòng nước được vận
chuyển từ rễ lên các phần phía trên.

Ví dụ 6. Ở
người, giai đoạn sơ sinh, nước chiếm
khoảng 75 – 80% cơ thể. Từ 1 tuổi cho đến
tuổi trung niên, tổng lượng nước chiếm
khoảng 60% trọng lượng cơ thể đối
với nam giới và 55% trọng lượng cơ thể
đối với nữ giới.

2. Tại sao nước
có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết?

3. Tại sao nước
có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định
nhiệt độ của tế bào và cơ thể?

Trạm 3

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Để tìm kiếm dấu hiệu
của sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ,
các nhà khoa học dựa vào dấu hiệu hành tinh đó
có nước hay không? Vì sao?

2. Nêu các biện pháp hạ sốt mà
em biết?

c) Sản phẩm: Dự đoán kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

Đáp án trạm 1

1.
Trong phân tử nước, đầu oxygen mang điện
tích âm và đầu hydrogen mang điện tích dương.
Do độ âm điện của oxygen cao hơn hydrogen
nên cặp electron dùng chung bị kéo lệch về phía
oxygen. Tính phân cực của phân tử nước là do có
hai đầu tích điện trái dấu.

2.
Liên kết hydrogen được hình thành do đầu
hydrogen của phân tử nước này liên kết với
đầu oxygen của phân tử nước kia.

3.
Tính chất của nước: Tính phân cực; nhiệt
bay hơi cao; có sức căng bề mặt,…

 

Đáp án trạm 2

1. Ví dụ 1, 6: Nước là thành phần
chủ yếu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

Ví dụ 2: Nước là dung môi hòa
tan các chất

Ví dụ 3: Nước tham gia vào các
phản ứng trong tế bào

Ví dụ
4: Nước điều hòa nhiệt

Ví dụ
5: Nước là môi trường vận chuyển các chất.

2.
Do có tính phân cực mà các phân tử nước có thể
liên kết với nhau và liên kết với các phân tử
phân cực khác, nhờ đó, nước trở thành dung
môi hoà tan nhiều chất.

3.
Nước có khả năng giữ nhiệt và thải
nhiệt nên có vai trò trong quá trình cân bằng và ổn định
nhiệt độ của tế bào và cơ thể. Ví dụ:


Khi trời nóng, cơ thể toát mồ hôi, trong mồ hôi
có thành phần chủ yếu là nước nên khi bay
hơi, nước mang theo nhiệt để làm mát cơ
thể.


Qúa trình thoát hơi nước qua lá giúp giảm nhiệt
độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng.

 

Đáp án trạm 3

1.
Để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống
ở các hành tinh trong vũ trụ, các nhà khoa học dựa
vào dấu hiệu hành tinh đó có nước hay không. Vì:
Nước có vai trò quan trọng đối với tế
bào, cơ thể.

2.
Các biện pháp hạ sốt:

– Lau người bằng
nước ấm

– Uống nhiều nước

– Uống hoặc truyền
nước điện giải

– Uống thuốc hạ
sốt nếu nhiệt độ >= 38,50C

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt
động của giáo viên

Hoạt
động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ
học tập

GV chia lớp thành các nhóm học
tập từ 4 – 6 học sinh và yêu cầu các nhóm bầu
nhóm trưởng.

Phát cho mỗi nhóm một tờ
giấy A1

Hướng
dẫn học sinh hoạt động học tập theo
“Trạm”.

HS lắng nghe yêu cầu
của giáo viên. Lập nhóm học tập, xác định
nhiệm vụ và phân công thực hiện.

Bước 2.
Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhắc nhở các nhóm
di chuyển đúng, các nhóm có thể bắt đầu
tại 1 trạm bất kì và đảm bảo di
chuyển đủ 3 trạm.

Quan sát hoạt
động của các nhóm.

Gợi ý và giúp đỡ nếu các nhóm
gặp khó khăn.

HS nghiên cứu
SGK thảo luận nhóm để hoàn thành các yêu cầu tại
mỗi trạm.

Bước 3. Báo
cáo, thảo luận

GV hướng
dẫn các nhóm sẽ trình bày kết quả ở “ Trạm”
cuối mà nhóm dừng chân.

Các nhóm dán kết quả thu
được tại mỗi trạm lên bảng.

Các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.

Bước 4.
Kết luận, nhận định

GV nhận xét và đánh giá về kết
quả hoạt động, về kết quả tự
đánh giá của học sinh.

Chốt lại kiến thức

Các nhóm tự chấm điểm và chấm
điểm của nhóm khác theo đáp án giáo viên đưa
(Điểm mỗi trạm: 3 điểm, trình bày: 1 điểm).

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đã học nhằm khắc sâu nội dung bài học.

b) Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập

Bài 1. Tại sao các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa các bữa ăn và trong một bữa nên ăn nhiều món”?
Bài 2: Kể tên một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, vi lượng ở sinh vật và các phòng tránh những bệnh đó?

c) Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của học sinh

Bài 1.

– Nhóm nguyên tố đa lượng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohidrat, lipit và các acid nucleic là những chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

-Nhóm nguyên tố vi lượng những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0.01% khối lượng cơ thể sống, nhưng lại đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

– Việc thay đổi các món ăn sẽ giúp chúng ta được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng và vi lượng tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể. Do đó,  các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa các bữa ăn và trong một bữa nên ăn nhiều món”

Bài 2. Một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, vi lượng ở sinh vật:

-Thiếu Ca gây bệnh loãng xương

-Thiếu Fe -> gây bệnh thiếu máu (vận chuyển được ít O2)

-Thiếu N -> cây sinh trưởng kém, vàng lá

-Thiếu I -> bệnh bướu cổ

-Thiếu Mo -> cây lạc sinh trưởng chậm do không tạo được nốt sần

* Cách phòng tránh: bổ sung đầy đủ, hợp lí các nguyên tố qua thức ăn, phân bón

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của
giáo viên

Hoạt động của
học sinh

Bước 1. Giao
nhiệm vụ học tập

GV
chiếu câu hỏi trên ppt hoặc in phiếu cho học
sinh. Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành bài
tập trong thời gian 5 phút.

HS tiếp nhận nhiệm vụ
học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
học tập

GV
hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, theo
dõi, hỗ trợ quá trình hoạt động của các
nhóm.

HS
hoạt động nhóm, sử dụng kiến thức
đã học để hoàn thành bài tập 1 và bài tập 2

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

GV chọn ngẫu nhiên một
số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.

HS
hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả thảo luận,
nhận xét kết quả của nhóm bạn.

Bước 4. Kết luận, nhận
định

GV nhận
xét câu trả lời của các nhóm, chiếu đáp án nhận
xét về mức độ hoạt động học tập
của lớp.

HS lắng nghe nhận xét và kết luận
của GV. Hoàn thiện nội dung kiến thức.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi

Câu 1. Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?

Câu 2.  a. Có ý kiến cho rằng: các nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào nên có vai trò không quan trọng bằng nguyên tố đại lượng. Ý kiến này đúng hay sai, giải thích?

b. Tại sao hàng ngày chúng ta phải uống nước đầy đủ? Cơ thể có biểu hiện gì khi bị mất nước?

c) Sản phẩm:

Câu 1. Nước có vai trò là thành phần cấu tạo nên tế bào, là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết và là môi trường của các phản ứng sinh hoá, điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật. Khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước để làm hòa tan phân bón, giúp rễ dễ hấp thu hơn, đồng thời cung cấp một lượng nước cho thực vật.

Câu 2.  a. Ý kiến này sai. Vì: nguyên tố vi lượng mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò vô cùng quan trọng cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể như: cấu tạo enzyme, hoạt hóa enzyme, xúc tác phản ứng chuyển hóa,…

b. Vì nước có vai trò quan trọng với cơ thể và tế bào. Khi mất nước, cơ thể có những biểu hiện: khát nước, có thể thấy khát rất nhiều; cảm thấy chóng mặt hay bị choáng váng; đánh trống ngực; tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm và đặc; khô miệng; da khô,…

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt
động của giáo viên

Hoạt
động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ
học tập

GV yêu cầu HS hoạt
động cá nhân trả lời câu hỏi

HS
tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2.
Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV quan sát, theo dõi
HS

HS trả lời
câu hỏi

Bước 3. Báo
cáo, thảo luận

GV mời bất
kì HS nào trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá
hoạt động của học sinh.

HS trả lời,
học sinh khác bổ sung.

Bước 4.
Kết luận, nhận định

GV nhận xét, ghi
điểm cho HS hoạt động tích cực.

HS lắng nghe
nhận xét của giáo viên.

 

IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

4.1. Phần tự luận.

Câu 1.
Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối?

Hướng
dẫn trả lời

Phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối vì dạng này có cấu tạo bền vững khi khô nhưng dễ hòa tan khi gặp nước. Nhờ đó, giúp bảo quản tốt trong thời gian dài và cơ thể dễ hấp thụ khi sử dụng.

Câu 2.
Khi cơ thể con người bị thiếu sắt, iod và calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khoẻ?

Hướng
dẫn trả lời

Tác hại khi cơ thể con người bị thiếu sắt, iod và calcium:

– Khi bị thiếu sắt: Sắt là thành phần cấu tạo của hemoglobin nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, hệ miễn dịch dễ bị suy yếu, trao đổi chất kém, giảm trí nhớ, gây ra các bệnh về huyết áp. Đối với phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai.

– Khi thiếu iod: Gây bệnh bướu cổ: Trí tuệ kém phát triển, giao tiếp kém, trao đổi chất kém, giảm sản sinh nhiệt nên chịu lạnh kém, mệt mỏi,…

– Khi thiếu calcium: gây ra các bệnh về xương như còi xương, loãng xương,…; ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, rối loạn giấc ngủ, co giật cơ; giảm chức năng của hệ
miễn dịch,…

Câu 3.
Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh. Hãy vận dụng các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu để giải thích và kết luận về vấn
đề trên.

Hướng
dẫn trả lời

Tiến
trình

Nội dung

Câu
hỏi nghiên cứu


phải khi đặt rau, củ trong ngăn đá làm cho
thể tích tế bào tăng lên và vỡ ra?

Giả
thuyết

Tế
bào bị vỡ ra làm cho rau, củ bị mềm đi

Thiết
kế và tiến hành thí nghiệm

Đặt
một trái cà chua vào ngăn đá tủ lạnh cho
đông cứng, sau đó lấy ra và để rã đông
một thời gian.

Kết
quả thí nghiệm và giải thích


Kết quả : Sau khi rã đông, trái cà chua sẽ mềm
hơn so với trước khi cho vào ngăn đá.


Giải thích: Khi cho vào ngăn đá tủ lạnh, nước
trong tế bào quả cà chua bị đông thành nước
đá -> thể tích nước tăng làm tế bào bị
vỡ nên quả cà chua sẽ mềm hơn.

Kết luận

Khi
bảo quản rau, củ quả chỉ nên để ở
ngăn mát tủ lạnh, không nên để ở ngăn
đá sẽ làm rau, củ bị hỏng.

 

Câu 4. Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng? Cho 1 số ví dụ minh họa?

Hướng
dẫn trả lời

Việc ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì đựng thực phẩm chế biến sẵn giúp người tiêu dùng biết được thực phẩm đó chứa những chất dinh dưỡng gì, tỉ lệ như thế nào, năng lượng cung cấp là bao nhiêu,…. Qua đó, người tiêu dùng cân nhắc sử dụng để phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe.

Ví dụ:

4.2. Phần trắc nghiệm

Mức độ biết

Câu 1. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là

A. chất hữu cơ. B. chất vô cơ.

C. nước. D. vitamin.

Câu 2. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ là:

A. O. B. Fe. C. K. D. C.

Câu 3. O và H trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết

A. tĩnh điện. B. cộng hoá trị.

C. hiđrô. D. este.

Câu 4. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?

A. 20 – 25% . B. 30 – 35% .

C. 10 – 15% . D. 25 – 30%.

Mức độ thông hiểu

Câu 5. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết.

C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực.

Câu 6. Các nguyên tố vi l­ượng cần cho cây với một l­ượng rất nhỏ vì

A. Phần lớn chúng đã có trong cây.

B. Chức năng chính của chúng là hoạt hoá enzyme.

C. Phần lớn chúng đ­ược cung cấp từ hạt.

D. Chúng có vai trò trong các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 7. Ý nào không đúng khi nói về vai trò của nước?

A. Nước luôn làm giảm nhiệt độ tế bào.

B. Nước chiếm phần lớn khối lượng cơ thể.

C. Nước giúp vận chuyển các chất.

D. Nước là môi trường trao đổi chất.

Mức độ vận dụng

Câu 8. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về các nguyên tố hóa học trong tế bào?

(1). Nguyên tố đại lượng có vai trò quan trọng hơn nguyên tố vi lượng.

(2). Nguyên tố vi lượng thường cấu tạo nên enzyme.

(3). Trong cơ thể người, C, H, O, Fe là các nguyên tố đại lượng.

(3). Nguyên tố đại lượng thường tham gia cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 9. Nước có thể tạo thành dòng liên tục do?

A. Các phân tử nước liên kết hydrogen với nhau tạo thành dòng.

B. Nguyên tử H và O liên kết cộng hóa trị với nhau tạo thành dòng.

C. Các phân tử nước liên kết với các phân tử khác tạo thành dòng.

D. Phân tử nước liên kết với không khí tạo thành dòng.

Câu 10. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói nước?

(1). Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O bằng 1 liên kết cộng hóa trị.

(2). Các phân tử nước lên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt.

(3). Do tính phân cực nên phân tử nước có thể liên kết với nhau và với phân tử khác.

(4). Nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn nên mang một phần điện tích dương.

(5). Con nhện nước có thể đi trên mặt nước do sức căng bề mặt.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

V. KIẾN THỨC MỞ RỘNG, NÂNG CAO

Chất khoáng vi lượng được coi như “ánh sáng của cuộc sống”. Mỗi thành viên trong dòng họ nguyên tố vi lượng đều có chức năng và tác dụng riêng

1. Sắt

Sắt có vai trò rất cần thiết đối với mọi cơ thể sống, ngoại trừ một số vi khuẩn. Thức ăn chứa nhiều sắt và dễ hấp thu là các loại như : gan, tiết, tim, bầu dục, các loại thịt màu đỏ. Thức ăn giàu sắt nhưng khó hấp thu hơn như lòng đỏ trứng, cá, tôm, cua, sò, hến, vừng, bột mỳ, rau xanh, các loại đậu, mộc nhĩ đen, men…

2. Iod

Là một vi chất có mặt trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, khoảng 0,00004% trọng lượng cơ thể (15 – 23mg), trong đó 75% tập trung ở tuyến giáp để tổng hợp hoóc-môn giáp trạng. Chức năng quan trọng nhất của iod là tham gia tạo hoóc-môn tuyến giáp T3 và T4. Nguồn thức ăn có nhiều kẽm như các món hải sản, cá biển, tôm biển, các động vật nhuyễn thể, các loại rau tảo biển… đặc biệt hiện nay là vai trò của muối iod.

3. Đồng

Là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động thực vật bậc cao, nó được tìm thấy trong 1 số
loại enzyme. Đồng cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ với liều rất nhỏ, dư thừa đồng thường hay gặp hơn thiếu và rất nguy hiểm. Đồng có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa sắt và lipid, có tác dụng bảo trì cơ tim, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, góp phần bảo trì màng tế bào hồng cầu, góp phần tạo xương và biến năng cholesterol thành vô hại. Trong cơ thể người có khoảng từ 80 – 99,4mg đồng. Hiện diện trong bắp thịt, da, tủy xương, xương, gan và não bộ. Trẻ em mới sinh có khoảng 15 – 17mg đồng. Nguồn thực phẩm giàu đồng là đậu nành, quả hồng, gan, thận, thịt lợn, vừng, gạo xay, tôm,
ốc, nghêu sò, nước hoa quả, đường đỏ.

4. Kẽm

Có khoảng 100 loại enzyme cần có kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Trong cơ thể có khoảng 2 – 3g kẽm, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, ngọc hành, tinh hoàn, da, tóc móng.

Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như: sò, hàu, thịt bò, cừu, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và sô cô la, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hoa anh đào, hạnh nhân, táo, lá chè xanh…

5. Mangan

Góp phần quan trọng vào sự vững chắc của xương. Phụ nữ lớn tuổi bị loãng xương có lượng mangan trong máu thấp hơn so với phụ nữ cùng tuổi không bị loãng xương. Các loại thực phẩm giàu mangan bao gồm: gạo xay, đậu nành, đậu phụ, tiểu mạch, vừng, rau cải xanh, lá chè xanh, trái cây, trà, gan bò, thịt, trứng, sữa…

ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN

( Báo sức khỏe và đời sống)